[ VTC1] Công ty ATTi tại triển lãm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2015 (ICS 2015)

10 tháng 9 2015

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+
Hai năm trở lại đây, trên khía cạnh đơn lẻ từng doanh nghiệp, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về trình độ sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã có thể sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, EU..v.v.. Sau đây là ghi nhận của nhóm phóng viên VTC tại Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2015 vừa khai mạc sáng nay tại Hà Nội.
 

 
Đây là những chi tiết máy dùng trong hệ thống thủy lực và máy nén khí đạt chuẩn quốc tế và đang được xuất khẩu sang nhiều nước có trình độ sản xuất cao trên thế giới. Với mặt bằng công nghệ đúc vốn còn kém phát triển ở Việt Nam, thì việc cho ra đời những sản phẩm như thế này là khá đặc biệt.

Ông Nguyễn Thế Long (Phó giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp ATT) trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi dựa theo mô hình quản trị tiên tiến của người Nhật, các sản phẩm của chúng tôi đã được các khách hàng nước ngoài tín nhiệm. Các sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Bắc Mỹ, như là Mỹ và Canada. Đó là các chi tiết dùng cho máy nén khí, và các máy nông nghiệp, cũng như là các chi tiết cho máy bơm sang thị trường Ý.”
 


Còn đây là chiếc máy tốc độ tự động dùng trong các ngành công nghiệp điện thoại, điện tử. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang tự thiết kế, chế tạo có giá 2000 đô la Mỹ, bằng một nửa so với máy nhập khẩu.

Ông Bùi Văn Chí (Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật TMAS) trả lời phỏng vấn: “Bằng việc đầu tư vốn FDI từ nước ngoài vào rất nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, họ có ưu tiên cho nội địa hóa các sản phẩm hỗ trợ tại Việt Nam. Và đấy là một thị trường rất lớn. Và theo đà phát triển này, thì dần dần mình sẽ đáp ứng được.”



Dù có doanh nghiệp đạt trình độ sản xuất cao, nhưng về tổng thể, cả ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn đang ở mức thấp. Do phát triển manh mún, thiếu liên kết, dẫn tới khả năng đảm nhiệm đơn hàng lớn vô cùng khó khăn. Nhiều doanh nghiệp cho biết, công nghiệp hỗ trợ cần thiết nhất hiện nay là những khu công nghiệp tập trung dành cho doanh nghiệp hỗ trợ vốn toàn là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm rải rác khắp nơi. Các doanh nghiệp hỗ trợ khi được tập trung sẽ có thể hình thành mạng lưới liên kết để đạt tốc độ phát triển cao hơn.

Ông Nguyễn Gia Phương (Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch Hà Nội) trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi sẽ lựa chọn trên khoảng hơn 200 doanh nghiệp mà chúng tôi sẽ thiết kế mẫu phiếu điều tra và sẽ xem xét những khó khăn của họ cũng như những thuận lợi mà có thể phát triển được. Cùng với Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ, chúng tôi sẽ có những tổng hợp và báo cáo tham mưu đề xuất với Ủy Ban những chính sách để cho những công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp phát triển.”



Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2015, ngay ngày khai mạc, đã thu hút hàng nghìn khách tham quan là doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Khác với các kỳ triển lãm trước, kỳ này ghi nhận sự tự tin của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam



 
Thực hiện: Xuân Tiến, Minh Vương ( VTC1)
Tags

Bình luận