[VTV4] ATTi trong bản tin Công nghiệp hỗ trợ | 21h30,19/09/2015

19 tháng 9 2015

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+
Công ty 4P hiện cung cấp các bảng mạch cho một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, bao gồm cả các tên tuổi lớn như Canon hay LG. Để đảm bảo hợp đồng với những công ty này, 4P phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn về giá cả, thời gian và quan trọng nhất, đó là chất lượng. Đây cũng là những thách thức mà các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước thường gặp phải khi muốn gia nhập chuỗi cung ứng quốc tế.



Hoàng Minh Trí (CEO, 4P Company Limited) trả lời phỏng vấn: “Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại còn rất yếu, vì các trang thiết bị sử dụng phần lớn là chưa đảm bảo chất lượng. Vì vậy mà muốn tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các doanh nghiệp FDI, thì tôi nghĩ rằng là, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đặt tiêu chí lên hàng đầu là làm sao xây dựng một hệ thống cũng như là đầu tư trang thiết bị phù hợp để có thể làm ra các sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định và giá thành cạnh tranh.”

Trong khi đó, công ty Công nghiệp ATT hiện đang cung cấp các sản phẩm đúc hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất và đóng tàu. Khi thâm nhập vào thị trường Bắc Mỹ, Italia và các quốc gia khác, doanh nghiệp này đã xác định lợi thế cạnh tranh của mình buộc sẽ nằm trong việc liên tục cải thiện năng lực quản lý. 

Nguyễn Thế Long (Deputy manager, ATT Industrial Jointstock Company) trả lời phỏng vấn: “Sản xuất được những sản phẩm mà có thể cạnh tranh được, thì chúng tôi bắt buộc phải nâng cao năng lực của mình. Thứ nhất là, bằng việc chúng tôi tham gia vào những khóa học mà áp dụng những hệ thống quản trị tiên tiến của người Nhật, và áp dụng các hệ thống quản trị khác trên thế giới để làm sao nâng cao được chất lượng của sản phẩm, cũng như là đáp ứng được giá thành cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực.”


Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. Chính vì vậy, bên cạnh việc dựa vào nội lực, những doanh nghiệp này cũng cần phải liên kết với nhau. Ví dụ, khu Công nghiệp hỗ trợ phía Nam Hà Nội (HANSSIP), được khởi công vào năm 2012, với mục đích chính là kết nối các doanh nghiệp tại Hà Nội và các khu vực lân cận.

Nguyễn Vân (Vice Chairman, Hanoi Support Industry Business Association) trả lời phỏng vấn: “Các doanh nghiệp nòng cốt ở trong Hiệp hội chúng tôi nhận sự chỉ đạo từ Chính phủ, các bộ ngành và đặc biệt là UBND thành phố Hà Nội đã triển khai xây dựng một khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội nằm trên địa bàn huyện Phú Xuyên, xã Đại Xuyên, để làm thành một khu công nghiệp chuyên sâu, đặc thù, quy tụ chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn của nước ngoài vào đầu tư phát triển những đặt hàng trực tiếp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Hiệp hội chúng tôi, để cung ứng những sản phẩm hàng hóa cho nhau.”


Với nhiều giải pháp đa dạng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước hi vọng có thể vượt qua thử thách để trở thành đối tác hiệu quả trên sân chơi quốc tế.



 
Ban truyền thông ATTi.
Tags

Bình luận