Keieijuku, cách học kinh doanh kiểu Nhật

2 tháng 10 2015

Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+
Do chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản thành lập, Trung tâm Hợp tác nguồn nhân lực Việt - Nhật (VJCC) là đơn vị tổ chức các khóa đào tạo từ học tiếng Nhật, MBA ngắn hạn đến các sự kiện giao lưu doanh nghiệp Nhật Bản - sinh viên Việt Nam.

Keieijuku, cách học kinh doanh kiểu Nhật

Keieijuku là khóa học tổ chức đầu tiên từ năm 2009, đối tượng là doanh nhân Việt Nam, mục tiêu là hỗ trợ đào tạo doanh nhân trẻ, tập trung dẫn đầu lĩnh vực công nghiệp phụ trợ

Đã có nhiều doanh nhân Việt Nam tham gia khóa học kinh doanh cao cấp (Keieijuku) do VJCC phối hợp tổ chức.

“Keieijuku là khóa học tổ chức đầu tiên từ năm 2009, đối tượng là doanh nhân Việt Nam, mục tiêu là hỗ trợ đào tạo doanh nhân trẻ, tập trung dẫn đầu lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Khóa học chọn ra 25 doanh nhân, tổ chức giảng dạy vào ngày cuối tuần liên tục từ tháng 10 đến tháng 8 năm sau”, Cố vấn trưởng VJCC Mizuno Takashi cho biết.

Ông nói:

- Giảng viên của Keieijuku là những người có kinh nghiệm về kinh doanh, công nghiệp Nhật Bản. Họ sẽ truyền đạt cá tinh thần cả lý thuyết về khái niệm kinh doanh, thành tựu phát triển kinh tế cao độ của Nhật Bản. Sau khi hoàn thành, các học viên có thành tích xuất sắc sẽ có cơ hội sang Nhật Bản, thị sát hiện trường sản xuất và kinh doanh.

Nội dung cụ thể khóa học là gì, thưa ông?

Các học viên sau khi nhận biết những vấn đề về kinh doanh tại công ty họ, được học các lập đề án đối sách giải quyết vấn dề, học cách thực hiện kế hoạch cải thiện, học cả cách sản xuất hiệu quả theo cách kinh doanh của một doanh nghiệp Nhật Bản.

Ví dụ, đang tồn tại vấn đề khó thu mua nguyên vật liệu tại Việt Nam. Nhưng thực chất nguyên nhân không chỉ do thiếu kỹ thuật, trang thiết bị mà còn bởi khái niệm QCD (chất lượng - chi phí - giao hàng) chưa được hiểu đầy đủ. Tại khóa học này, các học viên sẽ được rèn luyện đầy đủ về nhận biết vấn đề, đối sách, ý thức quản lý đối với vấn đề đang tồn tại.

Ông có thể cho biết về quy mô của khóa học Keieijuku tại VJCC?

2015-  2018 là giai đoạn quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nên trong tương lai, quy mô khóa học của chúng tôi sẽ ngày càng mở rộng. 6 khóa học gần nhất, mỗi khóa chúng tôi chọn đào tạo 25 học viên trong số 40 người ứng tuyển.

Phương pháp tuyển chọn học viên là gì?

Các học viên phải nộp sơ yếu lý lịch, giới thiệu bản thân và doanh nghiệp đang công tác, trình bày động cơ tham gia khóa học, cách vận dụng kiến thức và sáng kiến tương lai.

Hồ sơ này sẽ được các chuyên gia của VJCC đánh giá và chọn ra những người cao điểm. Hiện tại, Việt Nam đang công nghiệp hóa, chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nên chúng tôi đang ưu tiên hướng tới các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô, nhựa, linh kiện công nghiệp.

Các ông cảm nhận gì về tinh thần học tập của học viên?

Chúng tôi cảm thấy học viên có tinh thần học tập rất cao. Chúng tôi chủ trương xây dựng khóa học với tinh thần “đồng chí - cạnh tranh thân thiện ” vừa xây dựng tính cạnh tranh mang ý nghĩa tốt, vừa giúp các học viên quan tâm lẫn nhau.

Ngoài ra, tinh thần đó làm tăng khát vọng hoài bão cống hiến cho sự phát triển ngành công nghiệp nước nhà. Mỗi tháng, học viên vắng mặt ở công ty một tuần, họ đã phải hy sinh thời gian quản lý công ty để có mặt tại khóa học, họ sẽ thấy quý trọng và nâng cao ý thức học tập hơn.

Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực thực hiện của học viên sau khóa học được đánh giá ra sao, thưa ông?

Tôi nghĩ là sẽ được nâng cao. Học viên sẽ tự mình áp dụng những kiến thức đã học vào việc kinh doanh hàng ngày.

Tính cạnh tranh thân thiện đã được học đồng thời cũng được tiếp tục vận dụng. Càng phát triển, học viên sẽ càng vận dụng tốt để xây dựng thành thói quen của chính mình. Chính lúc đó, thành quả sẽ được ghi nhận. Chúng tôi rất kỳ vọng vào thành quả đó.

Suy nghĩ đã thay đổi


Ông Nguyễn Đào Vinh, giám đốc công ty ATTi (hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, thủy lực)

Lý do tôi tham gia khóa học Keieijuku là hiện nay mối quan hệ kinh tế Việt - Nhật ngày càng phát triển và hai bên đang trở thành đối tác quan trọng lẫn nhau.

Sau khóa học này, tôi thấy bản thân thay đổi rất lớn. Trước dây, tôi nghĩ doanh nghiệp phát triển nhờ vào năng lực của chính doanh nghiệp và sự mở rộng đối tác kinh doanh nhưng bây giờ, suy nghĩ đó đã thay đổi. Tôi nghĩ rằng còn cần vận dụng tài nguyên, nhân lực và cả các yếu tố xã hội.

Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng một kế hoạch tổng thể, cải thiện sản xuất - kinh doanh bằng cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Tôi cũng sẽ cải thiện vấn đề QCD để nâng cao hiệu suất sản xuất.

Tầm nhìn được mở rộng

Ông Nguyễn Mạnh Thắng, phó giám đốc công ty Việt Vương (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng điện lực, viễn thông, cơ khí an toàn giao thông)

Sau khóa học Keieijuku, đầu tiên tôi nghĩ đến chính sách đào tạo nhân lực, xây dựng chế độ 5S để nâng cao ý thức cho toàn bộ nhân viên trong công ty.

Ngoài ra, là một công ty sản xuất, chúng tôi cũng cần thiết cải thiện công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Tôi có cơ hội được sang Nhật kiến tập tại hiện trường, nhờ đó, tôi có thể học hỏi để đưa ra đối sách phù hợp với công ty chúng tôi.

Hiện nay, chúng tôi đang có các dự án xây dựng tại miền Bắc và miền Nam. Nhờ khóa học mà tầm nhìn của tôi được mở rộng, chúng tôi trong tương lai sẽ có khả năng mở rộng thị trường toàn quốc và nước ngoài.
Tags

Bình luận